HomeDhammasSammaditthiTám nguyên nhân phát triển tà kiến

Tám nguyên nhân phát triển tà kiến

(1) Suy xét sai trên các uẩn

(2) Vô minh (avijja)

(3) Tiếp xúc (phassa)

(4) Tưởng (saññā)

(5) Suy nghĩ (vitakka)

(6) Không khéo tác ý (ayoniso manasikāra)

(7) Thân cận với người thiếu trí

(8) Nghe những lời dạy sai.

(1) Nếu không có sự giúp đỡ từ Đức Phật và các bậc Thiện Tri Thức, khi thẩm tra và suy xét sai trên các uẩn sẽ phát triển tà kiến (micchādiṭṭhi) bởi vì suy xét đó dựa trên hiểu biết sai. Trước khi Đức Phật xuất hiện, con người đã tìm hiểu về nguồn gốc của mình, sau đó tạo ra một Đấng Tạo Hoá và phát triển các dạng tà kiến. Những người bám chấp vào tà kiến cố định (niyata-micchadiṭṭhi) và không từ bỏ quan điểm này, thì sau khi chết phải chịu đựng trong địa ngục. Làm thế nào để một vị Thần Sáng Tạo nào đó tạo nên bầu trời, bầu trời là một khái niệm và không bao giờ tồn tại. Tà kiến cố định nghĩa là tin rằng không có nguyên nhân (ahetukadiṭṭhi), không có kết quả (natthikadiṭṭhi), không có việc thiện, không có việc ác (akiriyadiṭṭhi). Tà kiến cố định thậm chí còn nguy hiểm hơn ngũ nghịch đại tội. Những người này, sau khi chết xuống thẳng đại địa ngục, phải chịu quả khổ thiêu đốt trong suốt thời gian lâu dài. Ngay cả khi thế giới bị phá huỷ, những chúng sinh này sẽ bị chuyển đến một thế giới khác để tiếp tục chịu đựng những đau khổ của họ.

(2) Vô minh (avijjā) phát triển tà kiến. Ở đây vô minh có nghĩa là không biết về Tứ Diệu Đế. Có hai loại trí tuệ: chân chánh và không chân chánh, trí tuệ chân chánh (samma ñāṇa) là về Tứ Diệu Đế, trí tuệ không chân chánh (micchā ñāṇa) là kiến thức thế gian, vì nó dựa trên tự ngã, tham ái, sân hận và si mê. Kiến thức này tạo ra tất cả các vấn đề trên trái đất, từ ô nhiễm nội tâm cho đến ô nhiễm trường.

(3) Tiếp xúc phát triển tà kiến. Với sự tiếp xúc của sáu căn và sáu đối tượng nên sáu thức sinh khởi. Từ đó mọi người sẽ bắt đầu cho rằng tôi thấy, tôi nghe, tôi ngửi,…theo cách này, tà kiến phát triển. Là một thiền sinh, điều quan trọng là phải quan sát khi ngay khi có sự tiếp xúc, vì vậy xúc (phassa) là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển tà kiến hoặc trí tuệ. Trong pháp Duyên Sinh, xúc là điều kiện cho ái (taṇhā) sinh khởi. Điều này được miêu tả trong quá trình: Xúc → Thọ → Ái, nhưng xúc cũng có thể là điều kiện để tà kiến (micchādiṭṭhi) hoặc sân (dosa) phát triển.

Đức Phật dạy rằng đó là tà kiến về tham ái (diṭṭhi taṇhā). Sáu căn là sáu mảnh đất cho tà kiến tăng trưởng. Thân kiến không ngăn cản chúng sinh tái sinh vào cảnh giới tốt, nhưng tà kiến phát triển từ thân kiến, và tà kiến dẫn chúng sinh vào các cõi khổ. Do đó, thân kiến là pháp đáng sợ.

Vào sáng sớm, khi bạn bắt đầu mở mắt và nhìn xung quanh, tà kiến sẽ xuất hiện. Một người không có chánh niệm sẽ bị dẫn dắt bởi tà kiến, chỉ những người có tuệ minh sát mạnh mẽ mới tự do khỏi chúng. Từ khi mở mắt cho đến nhắm mắt đi ngủ, tất cả con người đang di chuyển xung quanh với tà kiến. Từ tà kiến, sau đó trở thành tham ái, và bám chặt vào tà kiến đó (diṭṭhupadhi). Khi chết sẽ chết cùng với tà kiến và tham ái trong của cải và vợ con.

Mỗi sự tiếp xúc của sáu căn với sáu cảnh nếu không chánh niệm thì tà kiến sẽ theo sau ngay lập tức mọi lúc, mọi nơi. Quan kiến về vô ngã rất sâu sắc, khó để hiểu hoặc chấp nhận rằng không có ai ở đó cả. Phần lớn mọi người không biết điều này, nếu tôi nói với bạn, bạn sẽ hỏi rằng vấn đề gì sẽ đến với tôi? Bạn cần biết rằng tà kiến sẽ theo sau cho tới khi đạt tới Tu Đà Hoàn Đạo.

(4) Tưởng tượng (saññā) sai dẫn đến phát triển tà kiến. Saññā là tưởng, tưởng tượng, tạo nên các tưởng về cha, mẹ, vợ con. Thực tại về tâm và thân (danh và sắc) biến mất, tưởng tượng xuất hiện và coi thân tâm giống như cha mẹ thật sự và nương tựa vào chúng. Không biết rằng đó chỉ là sự thật chế định (paññatti), tưởng coi chúng giống như sự thật tuyệt đối (paramattha) rồi phụ thuộc và bám víu vào chúng.

Có hai loại tưởng, đó là tưởng đúng và tưởng sai. Tưởng đúng trở thành chánh kiến và tưởng sai trở thành tà kiến. Bạn phải biết sự khác biệt giữa chúng. Tưởng sai đến từ tác ý sai (ayonisomanasikāra), hoặc thiếu kiến thức về giáo pháp. Tưởng đúng thì không phát triển tà kiến,  trong khi nhìn chỉ là cái nhìn, trong khi nghe chỉ là cái nghe,..

Nhưng do có khái niệm nên tà kiến đi vào, ví dụ: “tôi nhìn thấy một cô gái”. Bởi vì tưởng tượng sai lầm nên trở thành tà kiến, phần lớn tà kiến đến từ tưởng tượng. Do vậy con người đang sống dựa trên sự vô thường, đau khổ, vô ngã cũng như sinh, già và chết.

Tưởng điên đảo (saññā vipallāsa) dẫn tới tâm điên đảo (citta vipallāsa) và kiến điên đảo (diṭṭhi vipallāsa) tương ứng. Hiểu về bản chất của thân tâm hay ngũ uẩn rằng chúng chỉ là quá trình nhân quả được gọi là Tiểu Tu Đà Hoàn (cūla sotāpanna), và sau đó thoát khỏi kiếp sống từ các cõi khổ. Trở thành Đại Tu Đà Hoàn (mahāsotāpanna) bằng việc  từ bỏ tà kiến và sự chấp thủ vào tà kiến. Sau đó hoàn toàn thoát khỏi các cảnh khổ, bởi vì không còn phiền não ngủ ngầm về tà kiến (diṭṭhianusaya).

Mỗi khi tưởng (saññā) sinh khởi, bằng sự quan sát về vô thường của tưởng thì tà kiến không xuất hiện. Tưởng sinh khởi mà không quan sát kịp thì tà kiến theo sau. Ví như khi bạn nhìn đứa con trai, biết rằng chỉ là đứa con trai thì không tạo nên sai lầm, nhưng tôi sẽ nương tựa vào cậu ta, và kết quả là dính chặt vào tà kiến. Mỗi khi tưởng tới, hãy quan sát về tưởng. Nếu tưởng đúng trở thành thói quen thì sau đó không còn khó nữa, cái khó là thực hành để trở thành thói quen, đây là điểm rất quan trọng đối với thiền sinh.

(5) Suy nghĩ (vitakka) thiếu trí tuệ dẫn tới phát triển tà kiến. Vitakka có nghĩa là suy nghĩ dựa trên các đối tượng giác quan. Các quan điểm sai lầm trong khi suy nghĩ do thiếu kiến thức, hoặc do nghĩ về những điều không nên nghĩ. Suy nghĩ cần phải đi cùng với trí tuệ. Có hai kiểu suy nghĩ, suy nghĩ thiếu trí tuệ dẫn tới phát triển tà kiến và suy nghĩ với trí tuệ để phát triển chánh kiến. Hai chi đạo đầu tiên của Bát Thánh Đạo là chánh kiến (sammā-diṭṭhi) và chánh tư duy (sammā-saṅkappa) là suy nghĩ. Một số phật tử chuyển sang tôn giáo hay tín ngưỡng khác đã suy nghĩ mà không có trí tuệ đi cùng. Họ coi tà kiến là chánh kiến và chuyển sang các tôn giáo khác. Quan điểm sai lầm của các niềm tin khác đến từ những người thiếu trí tuệ nên không có khả năng tư duy đúng. Nghiệp và thiền định cũng có thể phát triển tà kiến, thậm chí ngay cả Chư Thiên và Phạm thiên. Chỉ có thực hành vipassanā là không liên quan với tà kiến.

(6) Không như lý tác ý (ayonisomanasikāra) dẫn tới phát triển tà kiến. Cho rằng vô thường (anicca) là thường (nicca), đau khổ (dukkha) là hạnh phúc (sukha), vô ngã (anatta) là có tự ngã (atta) và bất tịnh (asubha) là đẹp đẽ (subha). Đó là những ví dụ về không khéo tác ý. Bố thí với sự làm giàu vipassanā sẽ ngày càng đi lên cao hơn và không bị rơi xuống nữa. Đó là bố thí với khéo như lý tác ý, sau khi bạn đi lên vì trí tuệ sắc bén thì sẽ chỉ đi cao hơn nữa. Ngược lại với bố thí và thiền định mà không như lý tác ý, sau khi hết hiệu lực thì sẽ lại rơi xuống.

(7) Thân cận với người tà kiến dẫn tới phát triển tà kiến. Thân cận với bạn xấu (pāpamitta) sẽ phát triển tà kiến, thân cận với bạn tốt (kalyāṇa mitta) sẽ phát triển chánh kiến. Những người bạn xấu ở đây không chỉ là những người làm hành động bất thiện mà còn là những người có niềm tin vào các tín ngưỡng sai trái. Có một người Cơ Đốc Giáo chuyển sang Phật Giáo không phải vì nghiệp trong quá khứ mà do anh ta có liên hệ với một người phật tử. Anh ta nói rằng đó là nghiệp hiện tại của anh ấy, tức là được gặp gỡ với bạn tốt.

Tà kiến rất xa Niết Bàn, nhưng Niết Bàn thì khăng khít với chánh kiến. Thấy được vô thường sẽ trở thành chánh kiến, Niết Bàn tồn tại ở điểm cuối của vô thường. Giữa tà kiến và Niết Bàn là một khoảng cách không thể đo lường được. Do vậy Đức Phật đã cảnh báo mọi người về tầm quan trọng của việc thực hành để phá huỷ tà kiến, điều này còn khẩn cấp hơn cả khi đầu bạn đang bị bốc cháy và ngực bạn bị đâm bởi cây thương. Có nghĩa là đầu bị lửa đốt và ngực bị đâm bởi cây thương sẽ chỉ phải chết một lần nhưng nếu tà kiến không bị phá huỷ thì đau khổ không bao giờ chấm dứt.

(8) Nghe giáo lý sai sẽ dẫn đến phát triển tà kiến. Ví dụ, nghe những lời dạy sai rồi tin vào đấng sáng tạo như Thượng Đế hay Đức Chúa Trời. Thực ra, phần đông các Phật tử vẫn còn tà kiến và họ nghe những lời dạy của Đức Phật với tà kiến. Khi bố thí, cúng dường, họ sẽ nghĩ “nếu tôi làm phước, tôi sẽ nhận được kết quả”. Đây là chỉ là hiểu biết về sự thật chế định (kammassakatā ñāṇa), điều này không thể vượt ra khỏi các lậu (āsava), và vẫn nằm bên trong quan kiến về lậu (diṭṭhāsava).

Tà kiến sẽ bị tiêu diệt nếu bạn luôn được nghe được những lời pháp thoại như: “Quan điểm của tôi về năm uẩn là các hiện tượng có điều kiện (saṅkhata dhamma), chúng có bản chất là vô thường, khổ và vô ngã, vì vậy không coi chúng là tôi, là của tôi, là tự ngã của tôi”.

Nếu mọi người thực sự hiểu biết đâu là quan điểm đúng, đâu là quan điểm sai thì tà kiến sẽ không bao giờ xảy ra. Vì vậy các nhà sư có nhiệm vụ giải thích những điều này cho họ./.

Bài liên quan