HomeDhammasKammaThường nghiệp

Thường nghiệp

Vào thời Đức Phật có tỳ khưu Assajji bị bệnh nặng, Đức Phật tới thăm và hướng dẫn vị ấy thực hành vipassanā. Do cảm thấy đau đớn nên tỳ khưu Assajji không thể phát triển định tâm và sức mạnh tinh thần yếu đi. Đức Phật dạy rằng trong giáo pháp của Ngài, thiền định không được coi là giáo lý cốt lõi, cốt lõi là thực hành thiền quán. Có thể bạn đã thực hành trong khoảng thời gian khá dài mà vẫn chưa có định lực, nhưng đừng bao giờ để tâm yếu đuối. Thiền định không phải là bản chất thực sự trong giáo pháp của Đức Phật. Thiền định chỉ là pháp hỗ trợ và trí tuệ mới là pháp chính, hãy chú ý điều ta nói, rồi Đức Phật yêu cầu vị ấy thực hành vipassanā. Sau khi nghe lời hướng dẫn và khích lệ của Đức Phật, tâm tỳ khưu Assaji trở nên phấn chấn trở lại.

Đây là thọ (vedana), đây là tâm (citta), đây là năm uẩn (khandha). Tôi hỏi và ông hãy trả lời, rồi Đức Phật hướng tâm vị ấy đến các đối tượng cần quan sát. Do định lực của vị ấy không ổn định và đang bị ốm, nên Đức Phật hướng dẫn vị ấy thực hành chánh niệm dựa trên năm uẩn.

Ngay từ bây giờ, tất cả các bạn nên phát triển thường nghiệp, tức là tạo các nghiệp theo thói quen (āciṇṇakamma). Bất cứ cảm thọ nào sinh khởi, hãy quan sát tính vô thường của cảm thọ đó. Người có nhiều tà kiến nên quan sát tâm (cittānupassanā) và người có nhiều tham ái nên quán sát thọ (vedanānupassanā). Quan sát chúng bất cứ lúc nào và biến điều này trở thành thường nghiệp. Thường nghiệp có nghĩa là sự thực hành liên tục. Tôi thực sự nhắc nhở bạn về điều này. Tại sao? Bạn đang ước ao tìm kiếm sự giàu có cũng như không muốn rời xa những đứa con của mình. Của cải bạn làm ra sẽ để lại phía sau, kể cả gia đình và những đứa trẻ, điều này thật khó khăn cho cái chết. Tất cả những thứ đó đều không quan trọng, việc quan trọng là phát triển thường nghiệp được dạy bởi Đức Phật, trí tuệ (ñāṇa) nghĩa là thực hành liên tục.

Hãy quan sát nhiều lần trên tâm và cảm thọ. Vô thường và trí tuệ về vô thường (anicca ñāṇa) phải diễn ra khăng khít, đồng thời. Thực hành hàng ngày tạo nên thường nghiệp, với sự thực hành nhiều, thường xuyên sẽ tạo thành thói quen.

Tại thời điểm hấp hối, tâm không muốn rời xa các thành viên trong gia đình và cũng không muốn để mất của cải tài sản, tất cả những điều này xuất hiện trong tâm của bạn khi đó. Thường nghiệp (āciṇṇakamma) là một dòng nước chảy mạnh. Tâm không muốn rời xa gia đình giống như một khúc gỗ trôi ngang qua dòng nước, dòng chảy quá mạnh đã kéo khúc gỗ đi. Bạn cần thực hành vipassanā đều đặn hàng ngày giống như dòng nước chảy mạnh để khi hấp hối nghiệp lành theo thói quen sẽ cho kết quả và các cận tử nghiệp bất thiện (maraṇāsanna kamma) tránh xa. Để chết đúng cách, cần phải khẩn trương chuẩn bị ngay từ lúc này.

Thường nghiệp cần phải được thực hành mỗi ngày. Cận tử nghiệp (maraṇāsanna kamma) là nghiệp đến vào lúc gần chết. Nếu bạn không thực hành vipassanā, cận tử nghiệp sẽ cho ra kết quả, điều này rất khủng khiếp. Dính mắc với người thân trong gia đình là nguyên nhân dẫn đến tái sinh trong cảnh khổ. Dính mắc là tham ái. Theo pháp Duyên Sinh, tiến trình này là:

… → tham ái → thủ → nghiệp hữu → tái sinh trong cảnh khổ →…

Cận tử nghiệp ném bạn xuống các cõi khổ. Tất cả các bạn đều có nghiệp thiện và phước đức nhưng không phải lúc nào bạn cũng làm được những điều này, vì vậy bạn phải tiếp tục thực hành trên một trong bốn xứ Satipaṭṭhāna. Ô tô, tài sản, nhà cửa là những tên trộm, chúng sẽ tới khi bạn gần chết. Đây là những điều đáng sợ. Cận tử nghiệp gần với khoảnh khắc của cái chết, chúng sinh khởi gần với tâm tử. Một số đệ tử cư sĩ và tỳ khưu tái sinh trong các cõi khổ do những cận tử nghiệp này. Cận tử nghiệp xảy ra bởi vì họ đã không thực hành vipassanā hàng ngày. Với Đạo tuệ thì nghiệp không thể làm gì được bạn. Vì vậy bạn phải phát triển thường nghiệp vipassanā.

Hoàng hậu Mallika tại thời điểm hấp hối, nghiệp cận tử tới và rơi vào cõi địa ngục. Bà ấy đã cúng dường rất lớn trong thời Đức Phật. Nhưng bên ngoài Đạo tuệ thì không có gì là chắc chắn. Bắt buộc phải có Đạo tuệ hoặc phát triển thường nghiệp. Bạn cần ghi nhớ hai điểm này. Khi gần chết các vấn đề về gia đình và kinh doanh buôn bán có thể đến. Nếu không thực hành, đến lúc chia tay thì không dễ dàng.

Cận tử nghiệp cũng có thể đưa bạn đến tái sinh tốt đẹp hoặc thậm chí gửi bạn đến Niết Bàn. Chớ có lười biếng. Khi gần chết phải dồn toàn lực vào quan sát. Tại sao bạn dồn toàn lực vào quan sát? Đó là bởi vì thường nghiệp. Nếu không làm điều đó, nhìn thấy hình ảnh địa ngục trong tâm sẽ dẫn dắt bạn đến nơi giống như bạn thấy. Nhìn thấy súc sinh thì sẽ tái sinh giống như súc sinh. Một người đã đã phát triển thường nghiệp có thể thay đổi được tất cả hình ảnh cận tử (maraṇāsanna nimitta). Nếu nhìn thấy lửa địa ngục, anh ta biết rằng anh ấy phải đến đó hoặc anh ta cũng có thể nghe về những việc trước đó. Tại thời gian đó bạn phải nỗ lực thực hành quan sát.

Nhìn thấy tính vô thường dẫn tới thất vọng về vô thường và kết thúc của vô thường sẽ nhận ra Niết Bàn thực sự. Không có gì gọi là tinh thần yếu, một số người bằng thường nghiệp thậm chí có thể đắc quả Arahan khi gần chết. Nếu không có thường nghiệp một người có thể tái sinh dựa trên nimitta cận tử. Đức Phật giải thích sự khác biệt giữa cầu nguyện bằng tụng kinh và thực hành vipassanā. Người cầu nguyện dựa trên đức tin và sự nương tựa dẫn tới tái sinh hạnh phúc, còn người thực hành vipassanā dẫn đến Niết Bàn. Hãy cầu nguyện và tụng kinh ít đi và thực hành nhiều hơn. Nếu bạn thực hành nhiều, sẽ trở thành thường nghiệp. Đừng nghe những pháp thoại chỉ để lấy phước thiện, hãy nghe và áp dụng vào thực hành.

Đức Phật khuyến khích sự thực hành dẫn tới nhổ tận gốc dễ nghiệp thiện, nghiệp bất thiện cũng như nghiệp vừa thiện vừa bất thiện. Thực hành rồi dừng lại không thể trở thành thường nghiệp. Cần phải duy trì thực hành liên tục ngày này qua ngày khác. Nếu vô thường và Đạo trở nên khăng khít, thì bạn sẽ thành công. Ngài Assaji đã thực hành theo lời dạy của Đức Phật và trở thành vị thánh A La Hán trước khi chết. Thiền định chỉ hỗ trợ cho việc quan sát, đừng nghĩ rằng không có định thì không có đủ ba la mật. Thiền vipassanā được dẫn dắt bởi các yếu tố trí tuệ. Nếu bạn nhận ra được tính vô thường, định (samādhi) đã được bao gồm trong đó. Điều này cũng bao gồm giới (sīla) trong suốt quá trình thực hành.

Sư Chân Thiện dịch

Bài liên quan