HomeDhammasKammaVipassana là trí tuệ hay nghiệp

Vipassana là trí tuệ hay nghiệp

Đừng có trộn lẫn trí tuệ vipassanā và nghiệp lại với nhau. Đây là chánh kiến về nghiệp (kammassakatā sammādiṭṭhi) và chánh kiến về thiền minh sát (vipassanā sammādiṭṭhi). Chánh kiến về nghiệp không thể xua tan tà kiến nhưng chánh kiến về vipassanā có thể làm điều đó. Chánh kiến tin vào bản chất của nghiệp và chánh kiến nhìn thấy bản chất thật của các uẩn thì khác nhau.

Chúng ta phân biệt sự khác nhau bằng cách so sánh việc chúng có khả năng xua tan tà kiến hay không. Chánh kiến về Đạo (magga sammādiṭṭhi) có thể nhổ tận gốc dễ tà kiến trong một sát na (khaṇa). Phần lớn Phật tử chết với thiếu hiểu biết, họ chỉ biết về nghiệp thiện và nghiệp bất thiện. Trí thông minh của bạn không thể chạm tới nghiệp vừa thiện vừa bất thiện và nghiệp không thiện cũng không bất thiện.

Niết Bàn là kết quả của vipassanā hay vipassanā là con đường dẫn đến Niết Bàn? vipassanā là con đường dẫn đến Niết Bàn. Những pháp khác đang sinh khởi bởi nguyên nhân vì chúng là kết quả của nguyên nhân trước đó. Đạo lộ là con đường dẫn đến Niết Bàn chứ không phải là nguyên nhân của Niết Bàn. Đạo lộ kết nối với ba loại nghiệp khác mà nó lấy làm nghiệp. Trong thực tế Đạo lộ được dẫn dắt bởi trí tuệ.

Không có pháp nào là nhân cho Niết Bàn, nếu tồn tại thì sau khi nguyên nhân biến mất Niết Bàn cũng biến mất. Các nghiệp xuống địa ngục kết thúc và địa ngục biến mất, địa ngục xuất hiện do nguyên nhân bởi các nghiệp bất thiện. Đây là nguyên nhân và kết quả. Vì vậy các bạn cần hiểu rằng, Đạo lộ là con đường dẫn đến Niết Bàn. Chỉ đọc sách bạn không thể hiểu được những điều này. Chúng ta đang thảo luận về nghiệp cùng nhau và đó cũng là nghiệp. Có bốn loại nghiệp:

(1) Nghiệp thiện (kusala kamma)

(2) Nghiệp bất thiện (akusala kamma)

(3) Nghiệp vừa thiện vừa bất thiện (abyākata kamma)

(4) Nghiệp không thiện cũng không bất thiện (sammatta niyata dhamma)

Trong bốn loại nghiệp, nghiệp (1), (2), (3) là nguyên nhân cho các pháp có điều kiện phát sinh. Nghiệp không thiện cũng không bất thiện là nguyên nhân của con đường đi đến Niết Bàn. Nghiệp này không phải để trở thành cái gì đó mà là để gửi bạn đến Niết Bàn. Sinh khởi là đối với các hiện tượng có điều kiện và gửi đến là đối với Niết Bàn vô điều kiện. Mọi thứ sinh khởi vì có nguyên nhân và các điều kiện. Niết Bàn là một cái gì đó đã tồn tại và không cần nguyên nhân để làm cho Niết Bàn xuất hiện, vì vậy Niết Bàn là vô điều kiện.

Thật sự không dễ để giải thích vấn đề này, điều quan trọng tiếp theo cần lưu ý là các nghiệp (1), (2), (3) có thể thay đổi hoặc bị tiêu diệt bởi sự xuất hiện của các nghiệp khác vì bản chất vô thường của chúng. Nhưng những nghiệp khác không thể đến ngăn chặn hoặc tiêu diệt nghiệp (4) sammatta niyata dhamma, nghiệp này ổn định, vững chắc và không có hiện tượng thay đổi. Nếu một người đã chắc chắn về sự chứng ngộ thì không gì có thể phá huỷ người ấy, ngay cả khi họ chưa đạt được Niết Bàn. Đây là trường hợp của ngài Sankicca, lửa không thể đốt cháy hoặc giết chết được thậm chí khi vị ấy còn đang là bào thai trong bụng mẹ. Nguyên nhân là ngài Sankicca đã chắc chắn về quả vị Arahant trong kiếp đó, nên giáo pháp đã bảo vệ vị ấy khỏi mọi nguy hiểm. Sức mạnh của giáo pháp là không thể bàn cãi.

Hoàng hậu Mallika đã thực hiện nghiệp trắng rất lớn nhưng gần chết nghiệp đen ập đến và bà bị đoạ vào địa ngục. Một vị Sotāpanna đã vững chắc trong năm giới và các chi đạo (maggaṅga) dẫn đến Niết Bàn đã cắt đứt nghiệp (1), (2), (3). Vì vậy điều đáng tin cậy là pháp maggaṅga.

Niết Bàn là thường hằng đối với chúng ta, magga chấm dứt nghiệp và dẫn tới Niết Bàn nơi không có sự thay đổi. Hãy nhớ cẩn thận điều này. Các bạn nỗ lực thực hành vì pháp này thực sự đáng tin cậy. Ngay cả thiền chỉ (jhāna) và Niết Bàn cũng rất khác nhau về bản chất. Thiền chỉ có thể hư hỏng nhưng Niết Bàn thì không bao giờ hư hỏng. Chỉ cần nhìn thấy Niết Bàn một lần thôi thì sau đó bạn luôn luôn có thể nhập vào trạng thái của Quả Tuệ (phala ñāṇa). Tất nhiên, các bạn cũng nên thực hiện các nghiệp trắng với mục đích kết thúc sự đau khổ, đừng để chúng dừng lại ở các mục đích thông thường.

Hãy quan sát xem các chi đạo có cắt đứt nghiệp hay không. Các bạn vẫn còn thời gian, hãy làm đầy các chi đạo và cắt đứt nghiệp. Phải bắt đầu từ tuệ giác minh sát, là tuệ sinh diệt udayabbaya ñāṇa. Bạn muốn hỏi tôi về các tuệ giác thấp hơn như tuệ phân biệt danh sắc (nāmarūpapariccheda ñāṇa)? Tôi đang giải thích tới những người đã biết điều này, do đó không cần phải bắt đầu từ chúng. Bạn đã phân biệt được danh sắc và cũng đã hiểu mối tương quan nhân quả.

Quan sát tính vô thường ở nơi đối tượng sinh khởi và thực hành với tâm vô si. Thấy vô thường sẽ thấy đối tượng thật sự không tồn tại. Bạn phải biết sự không tồn tại của các đối tượng, như vậy bạn mới không trở thành kẻ mù điên khùng.

Đây là vấn đề không chỉ dành riêng cho kiếp này mà còn cho nhiều kiếp phía trước nữa. Giữa cái chết của bạn và cái chết của người khác, cái chết nào khiến bạn chán gét hơn. Chắc chắn là cái chết của bạn vì nó không thể tách rời khỏi bạn. Do nhàm chán với cái chết nên bạn biết sự thật về khổ. Khi đã thấu triệt chân lý về khổ, tâm sẽ chuyển từ quan sát sự tồn tại của khổ thành kết thúc của khổ. Trí tuệ đang thay đổi, bổn phận của bạn là phải quan sát từ tính vô thường đến nhàm chán, và từ nhàm chán cho đến từ bỏ.

Sayadaw Mogok

Bài liên quan