Thứ Hai, Tháng Ba 20, 2023
HomeMahatheraSayadaw MogokQuan sát sự không tồn tại

Quan sát sự không tồn tại

Cơ thể này là sự diễn tiến của duyên sinh từ sáu cửa giác quan. Nếu bạn nhìn thấy sự sinh khởi của các hiện tượng, bạn sẽ thoát khỏi niềm tin sai lầm về đoạn kiến. Nếu bạn nhìn thấy sự hoại diệt của các hiện tượng, bạn sẽ thoát khỏi hiểu biết sai lầm về thường kiến. Với sự hiểu biết về sinh khởi và hoại diệt của các hiện tượng trong vòng duyên sinh bạn sẽ phá huỷ được tà kiến, sự hiểu biết sai. Đây là con đường Trung Đạo, con đường Trung Đạo là Bát Thánh Đạo.

U Tan Daing từng nói “mọi thứ diễn ra bởi chính nó và kết thúc bởi chính nó”, giống như không có tự ngã nào trong đó, nhưng điều này là ngôn ngữ gắn với tà kiến. Cách sử dụng ngôn ngữ của người đã xua tan tà kiến đó là “nhân đang biến mất nên quả là”, “nhân đang sinh khởi do đó quả là”. Sự sinh khởi bởi nguyên nhân và biến mất bởi nguyên nhân là con đường Trung Đạo.

Không thể thực hành mà không có kiến thức nền tảng ban đầu. Không có sự hiểu biết về pháp Duyên Sinh bạn không bao giờ xua tan được tà kiến. Đây là điều đã được Đức Phật nhắc nhở. Trí tuệ về sinh và diệt (udayabbayañaṇa) sẽ đến sau. Trước đó là hai tuệ minh sát khác, đó là trí tuệ về phân biệt danh sắc và trí tuệ về phân biệt nhân quả.

Không có những kiến thức này tức là bạn đang thực hành với tà kiến. Để từ bỏ tà kiến bạn nên quan sát tâm, để từ bỏ tham ái cần quan sát thọ. Theo chú giải, tà kiến ăn sâu trong tiềm thức của tâm, vì vậy cần quan sát tâm. Thực hành quan sát tâm thì bạn không cần tìm nơi chốn đặc biệt nào cả.

Bất cứ trạng thái tâm nào sinh khởi đều là đối tượng của sự hiểu biết, chỉ cần theo sau và quan sát chúng. Quan sát (1) bởi (2), đây là toàn bộ về thiền vipassanā. Mỗi khi (1) sinh khởi và theo sau bởi (2), do đó không có tham ái và dính mắc nào có thể xen vào. (1) là vô thường và (2) là tuệ minh sát.

Hãy quan sát mỗi khi tâm sinh khởi, (1) là tâm sinh khởi, (2) là tâm quan sát. Thiền vipassanā có thể thực hành tại mọi nơi. Một số người có thể đạt được trí tuệ trong khi đang làm việc. Nếu bạn trì hoãn việc thực hành và cái chết có thể tới sớm hơn thì sẽ rất khó. Giống như hai vị thầy dạy thiền định của Đức Bồ Tát, họ chết sớm một chút và đánh mất cơ hội giác ngộ.

Khi tâm muốn ăn sinh khởi, bạn đơn giản quan sát nó, rồi thấy rằng không có gì ở đó nữa. Đừng nghĩ rằng chúng giống như tính không hay sự trống rỗng (abhāva paññatti). Nếu tâm muốn ăn không diệt đi, tâm quan sát không thể sinh khởi, vì hai tâm không thể sinh khởi cùng nhau, và tâm này theo sau tâm kia.

Vipassanā là quan sát cái không tồn tại. Tôi sẽ giải thích điều này. Mọi người đang nói giống như nhìn thấy tính vô thường. Chúng ta biết rằng một người không thể sống với hai tâm. Quan sát (1) bởi (2) và (2) đang nhìn (1) không còn gì ở đó. Đó là quan sát sự không tồn tại. Biết tâm không còn ở đó nữa là tuệ minh sát.

Bây giờ bạn đang sống với sự sinh khởi từng khoảnh khắc (khaṇa) của tâm. Ví dụ, khi tâm muốn ăn, bạn sẽ sống với tâm muốn ăn. Ngay khi đó bạn quan sát, liệu rằng tâm muốn ăn vẫn còn ở đó chăng? Vipassanā nghĩa là quan sát về sự không tồn tại, không tồn tại của tâm đầu tiên.

Nhưng không được xem chúng như khái niệm. Thường thì mọi người hiểu ‘không tồn tại’ giống như khái niệm về sự trống rỗng, không có gì cả. Yêu cầu bạn quan sát về sự không tồn tại là đúng. Nếu bạn quan sát về sự tồn tại, sẽ trở thành thường kiến.

Các bạn nên sống với mỗi tâm sinh khởi, mà không phải với tâm diệt đi vì điều đó là không thể. Khi quan sát một tâm đến bên trong và bạn nhìn thấy sự không tồn tại của tâm vừa đến đó. Nếu bạn quan sát về sự tồn tại, đó là thường hằng (nicca). Vipassanā là nhìn thấy tính chất vô thường trong mọi hiện tượng. Đây là điều tinh tế để dẫn tới Niết Bàn. Nếu nó thô, bạn sẽ không thể nhìn thấy được. Như vậy bạn quan sát sự không tồn tại hay sự không tồn tại của tồn tại? Đó là nhận biết về sự không tồn tại của tồn tại. Nếu tôi yêu cầu bạn quán sát sự rỗng không, thì sẽ trở thành một khái niệm. Điều này gọi là một nửa khái niệm. Bằng việc quan sát từ tồn tại tới không tồn tại sau đó khái niệm về một con người biến mất. Chú giải cũng giải thích theo cách này:

Hutvā abhavattena aniccaṃ

Sau khi sinh khởi và không tồn tại chúng là vô thường

Đó là cách quan sát từ sự tồn tại tới không tồn tại. Trí tuệ minh sát cao hơn cũng chỉ quan sát (1) bởi (2). Nếu bạn không biết về Satipatthana, thì chẳng sao cả, chỉ cần quan sát (1) bởi (2) là đủ.

Ý nghĩa của tisari paññatti là quan sát về pháp không tồn tại. Quan sát về sự không tồn tại của pháp sinh khởi. Chúng đang sinh khởi và hoại diệt, đó gọi là tuệ sinh diệt (udayabbaya ñāṇa). Đầu tiên tôi nói quan sát (1) bởi (2), sau khi bạn hiểu điều đó, tôi sẽ nói lại lần nữa hãy quan sát (1) bởi (2). Mọi người đang nói về 10 tuệ minh sát hoặc 16 tuệ minh sát. Nhưng kết thúc tất cả chỉ là quan sát (1) bởi (2).

Sayadaw Mogok

RELATED ARTICLES

Most Popular

Recent Comments