HomeMahatheraSayadaw MogokTâm bất thiện

Tâm bất thiện

Cho rằng sầu muộn giống như lòng bi mẫn (karuṇā). 

Nhiều người bị đánh lừa rằng sầu muộn giống như lòng bi mẫn (karuṇā). Lo lắng, bận tâm, phiền muộn và buồn bã không phải là lòng bi mẫn. Sầu muộn giống như một người bị đâm bởi cái gai mà không rút ra được hoặc tương tự như không thể quên những người thân yêu đã mất. Tâm bi mẫn (karuṇā) kết nối với sự bình an và xả ly (upekkha). Từ bi, xả ly và trí tuệ kết nối với nhau, điều này rất vi tế và không dễ dàng để nhận ra. Nếu sầu muộn xuất hiện, nó sẽ kết nối với pháp Duyên Sinh. Bất cứ trạng thái tâm nào sinh khởi, nỗ lực hay biết thì bạn sẽ không bị lừa dối bởi sự xảo quyệt của chúng.

Bất cứ tâm nào sinh khởi, hãy quan sát về tính vô thường của tâm đó. Nếu bạn không quan sát về tâm bi mẫn (karuṇā) khi nó sinh khởi thì cũng không sao, nhưng nếu bạn quán sát thì bạn sẽ phát triển trí tuệ. Khi quan sát bạn cần phải phân biệt được sự khác nhau của các trạng thái tâm, nhận biết khi tâm sinh lên và diệt đi.

Các khái niệm cũng hữu ích theo cách riêng của chúng. Bạn có biết về lợi ích của việc gán tên? Nếu bạn từ chối sự thật thông thường, bạn sẽ không biết quan sát như thế nào. Do đó trong Satipatthana đưa ra một từ là pajanati, có nghĩa là biết rõ đối tượng. Biết cách phân biệt đối tượng sẽ biết đối tượng nào đang xuất hiện, biết chúng xuất hiện bạn sẽ biết chúng biến mất. Biết chúng biến mất là bạn thấy được tính vô thường.

Tham ái lừa gạt giống như tâm hỷ.

Tham ái và tâm hỷ (mudita) giống nhau về bản chất tươi vui. Nhưng đối tượng của chúng thì khác biệt. Vui mừng đối với tất cả mọi người là tâm hỷ còn vui mừng cho một ai đó là tham ái. Tâm hỷ đến từ chánh niệm, hoan hỷ đối với tất cả mọi người. Nói chung nếu chỉ cho một người, tham ái sẽ sinh khởi. Hãy quyết định bất cứ tâm nào sinh khởi, tôi sẽ quan sát tâm đó, thì sau đó bạn có thể làm được. Nghiệp trở nên vô hiệu nếu tham ái bị tiêu diệt, chúng bị thổi bay đi như một sợi bông. Tham ái đang bám vào các uẩn, do đó nếu bạn có thể quan sát bản chất của các uẩn là khổ thì tham ái sẽ bị tiêu diệt.

Ích kỷ đánh lừa như tâm xả

Một số người sử dụng ngôn ngữ giống như tâm xả (upekkha), nhưng chứa đựng ích kỷ và giận dữ bên trong. Tâm xả có nghĩa là nhìn mọi chúng sinh bình đẳng, hiểu rằng họ đi theo nghiệp riêng của họ. Bằng cách kiểm tra ngôn từ và giọng nói có thể biết được người đó có bình tĩnh thực sự hay không. Đố kỵ (issa), ích kỷ (macchariya), giận dữ (dosa), lo lắng và hối hận (kukkucca) kết hợp với nhau. Trong cái nhìn chỉ có cái nhìn, trong cái nghe chỉ có cái nghe sẽ trở thành tâm quân bình, xả ly (upekkha). Bất cứ tâm nào sinh khởi, chỉ cần biết tâm đó sinh khởi và quán tưởng tính vô thường của chúng. Ngược lại, nếu bạn không biết thì sẽ trở thành vô minh (avijja).

Lười biếng và sân hận

Sự cám dỗ thứ hai của ma vương (mara) là bất mãn (arati), lười biếng và chán nản, bởi vì lười biếng và chán nản ngăn cản thực hành giáo pháp. Lười biếng và chán nản là tâm sân vi tế, chúng không thích thú và bất mãn với việc thực hành nên không hài lòng, không muốn thực hành, thậm chí có thể làm cho một tỳ khưu xả y. Chúng là kẻ thù của  nỗ lực, chúng vượt qua tứ chánh cần (sammappadhana) và cản trở sự phát triển trí tuệ hiệp thế (lokiya) cũng như  trí tuệ siêu thế (lokuttara).

Lười biếng cũng dẫn tới hôn trầm (thīna) và thuỵ miên (middha). Làm phiền tới chính bản thân mình là lười biếng (kosajja) còn gây hại tới người khác là sân (dosa). Chúng rơi vào dòng chảy của luân hồi bởi vì lười biếng nên không bao giờ vượt qua được đau khổ. Lười biếng không phạm tội giống như sân. Sân thì dễ dàng biết và có thể được sửa chữa nhưng lười biếng thì khó nhận ra để thay đổi.

Đôi khi sân biến thành cảm giác cấp bách (samvega) sẽ hướng đến trí tuệ còn lười biếng phá huỷ toàn bộ cuộc sống. Lười biếng làm sao nhãng bên trong, sân làm sao nhãng bên ngoài. Lười biếng làm hãm hại tới chính bản thân người đó, sân làm hãm hại tới người khác. Với lười biếng không ai có thể sửa cho bạn, với sân người ngoài có thể sửa cho bạn. Lười biếng thì không ai biết cả, còn sân thì nhiều người biết, bởi vì người lười biếng sẽ đưa ra nhiều lý do để xa lánh sự thực hành. Nếu lười biếng được tinh luyện thì đó là một điều khủng khiếp, đây là lời cảnh báo của Đức Phật. Bạn không thể nhận ra Niết Bàn với nỗ lực bình thường. Do đó lười biếng thì không thể nhận ra được Niết Bàn.

Hoài nghi

Có 8 dạng hoài nghi (vicikiccha) sinh khởi:

  • (1) Hoài nghi về Đức Phật.
  • (2) Hoài nghi về giáo pháp.
  • (3) Hoài nghi về chư thánh tăng.
  • (4) Hoài nghi về sự thực hành của mình.
  • (5) Hoài nghi về tiền kiếp với tự ngã.
  • (6) Hoài nghi về cuộc sống tương lai.
  • (7) Hoài nghi về quá khứ và vị lai.
  • (8) Hoài nghi về pháp Duyên Sinh.

Cả trí tuệ và hoài nghi đều có cùng bản chất là điều tra và xem xét các hiện tượng. Trí tuệ có thể đưa ra quyết định nhưng hoài nghi thì không. Hoài nghi nên tâm trở nên bối rối, như một người đứng ở ngã ba đường. Khi hoài nghi (vicikiccha) xuất hiện sẽ cản trở việc quan sát tính vô thường, vì vậy ngay khi hoài nghi sinh khởi, hãy quan sát và phá huỷ chúng bằng trí tuệ.

Hoài nghi (vicikiccha) là vô minh (avijja), là chướng ngại trong việc thực hành giáo pháp. Có sự khác biệt giữa “thực hành với xem xét cẩn thận” và “không thực hành”. Người hiểu biết sẽ thực hành sau khi xem xét cẩn thận và không còn hoài nghi. Nếu bạn có điểm nào hoài nghi, hãy đến hỏi vị thầy để làm sáng tỏ điều hoài nghi đó. Nếu chúng ta không có niềm tin vào lời dạy thì những vị thầy sẽ biến mất đầu tiên.

“Tôi đã thực hành trong thời gian khá dài, tại sao tôi vẫn chưa nhận ra được giáo pháp?” Phiền não thực sự đến nhưng thiền sinh không biết điều đó và hoài nghi sinh khởi. Chỉ mình bạn mới có thể làm sáng tỏ tất cả các phiền não bên trong và nhận ra giáo pháp thật sự.

Một vài người có hoài nghi về kiếp sống quá khứ “tôi từ đâu đến?”, “điều gì diễn ra với tôi trong kiếp quá khứ?”, đó là sự điều tra về quá khứ nhưng họ không có khả năng nhận ra rằng “tâm đang suy nghĩ với tà kiến”. Thực sự chỉ có thân và tâm diễn ra trước đó, điều này không bao giờ sai. Bất cứ dạng suy nghĩ nào về con người hay chúng sinh đều dẫn tới hoài nghi. Chỉ có suy nghĩ đúng đắn mới dẫn tới hiểu biết. Những đức tin khác đang hướng suy nghĩ theo cách dẫn tới tà kiến và hoài nghi, nên sau khi chết sẽ rơi xuống cõi khổ. Điều này rất khủng khiếp, thậm chí nhiều phật tử cũng chết với tà kiến và hoài nghi. Nếu bạn biết rằng chỉ có thân và tâm tồn tại, đó là kiến thức Trung Đạo và bạn đang đi trên con đường Trung Đạo.

Cái gì diễn ra với tôi sau khi chết? Nếu bạn chưa tới được Niết Bàn, chỉ có thân và tâm sinh khởi và chỉ có thân tâm chết đi. Nếu trí tuệ tới và trở thành Đạo tuệ, nếu trí tuệ chưa tới thì sẽ có hoài nghi.

Hoài nghi về tôi từ đâu tới và tôi đi về đâu là của những người không chịu thực hành. Nếu bạn trở thành Sotapana, chỉ còn tái sinh không quá bảy kiếp sống. Nếu trở thành một vị thánh Arahant, bạn sẽ không còn tái sinh nữa. Tất cả họ đều không còn chút hoài nghi nào.

Hoài nghi về lời dạy của pháp Duyên Sinh. Đức Phật khám phá ra pháp Duyên Sinh và đặt cho nó một cái tên. Đây là một quá trình tự nhiên (sabhava niyama), sinh khởi trong tất cả đời sống chúng sinh. Do đó hãy hoài nghi rằng pháp Duyên Sinh không phải là lý thuyết, mà là tiến trình thật sự của các uẩn trong mỗi chúng sinh.

Bồn chồn (uddhacca)

Trạng thái bồn chồn, bất an (uddhacca) nghĩa là tâm không trụ trên đối tượng vô thường. Đó là sự can thiệp vào tâm trí. Ví dụ trong khi quan sát tính vô thường của cảm thọ, ngay khi cảm thọ chấm dứt và bồn chồn xuất hiện như một đốm sáng. Thay vì an trú trên đối tượng của sự quan sát thì tâm hướng tới các đối tượng giác quan bên ngoài thay thế cho vị trí của vô thường. Điều này chỉ những người hành thiền mới biết, nếu không hành thiền bạn sẽ không biết điều đó. Khi đó, bạn không biết được trạng thái của tâm vì tâm đang trôi nổi trong trạng thái lừa dối.

Nếu bạn biết cách quan sát về các cảm thọ, hãy quan sát về tâm bồn chồn như thọ trung tính (upekkha) hoặc xem rằng bồn chồn chỉ là bồn chồn. Đây là điều rất quan trọng vì khi quan sát bạn có thể gặp phải rất nhiều xáo trộn khiến bạn từ bỏ việc thực hành. Đừng coi đó là sự xáo trộn, hãy coi đó như Ehipassiko, chúng đang mời bạn đến quan sát và chiêm nghiệm. Đừng quên điểm này, chúng đến như một đối tượng cho sự quan sát. Trong khi ngồi thiền bạn nên quyết định rằng tôi sẽ quan sát bất cứ điều gì đến với tôi. Mọi thứ đều tốt cho việc quan sát.

Bồn chồn, bất an là si mê (moha). Chúng tới để nói với bạn rằng chúng sẽ bắt đầu vòng tròn duyên sinh mới. Đó là sự thiếu hiểu biết tạo điều kiện để hình thành nghiệp hữu và hướng đến thế giới vật chất. Nếu không có Tứ Niệm Xứ (satipaṭṭhāna) thì không còn pháp nào khác đến Niết Bàn, satipaṭṭhāna là chánh niệm (sati) và tỉnh giác (sampajāna). Chánh niệm và trí tuệ đang đi cùng nhau để trở thành các chi đạo (maggaṅga). Chúng sẽ trở thành trí tuệ bằng sự quan sát về vô minh. Tâm si (moha) chết và sau đó hoài nghi (vicikicchā) cũng chết, hoài nghi chết nên tà kiến (ditthi) cũng chết theo.

Thậm chí bạn có thể quán tưởng về Niết Bàn, mọi thứ đều có thể được quán tưởng. Lợi ích của việc quan sát tâm bồn chồn là gì? Là để cắt đứt sự khởi đầu của vòng luân hồi (samsara), bởi vì bồn chồn (uddhacca) kết nối với tâm si, mà tâm si (avijja) sinh ra các hành (saṅkhārā). Nếu để bồn chồn tiếp tục thì đó là tâm trí của sự si mê, ngược lại coi chúng như là cảm thọ, thì chỉ là một cảm thọ trung tính.

Vô thường

Vị A La Hán đầu tiên thực hành quan sát trên sáu xúc (phassa). Khi mắt tiếp xúc với cảnh sắc cảm thọ sinh khởi. Xúc là phassa và cảm thọ là vedana, vị ấy quan sát tính vô thường, trở nên nhàm chán và nhìn thấy sự kết thúc. Ba trí tuệ này phát triển lần lượt từng bước một.

Vị A La Hán thứ hai thực hành quan sát trên năm uẩn (khandha) và nhìn thấy tính vô thường. Vị A La Hán thứ ba thực hành quan sát trên tứ đại (maharupa) và nhận ra Niết Bàn. Vị A La Hán thứ tư quán tưởng bất cứ hiện tượng nào sinh khởi cũng là vô thường. Nhìn thấy vô thường là tuệ giác yathā-bhūta-ñāna-dassana, nhàm chán là tuệ giác nibbidanana và sau đó thâm nhập vào năm uẩn giống như Khổ Đế (dukkha sacca), cuối cùng Đạo tuệ sinh khởi và nhìn thấy Niết Bàn.

Một tỳ khưu đến gặp vị A La Hán đầu tiên và hỏi thực hành như thế nào để nhận ra Niết Bàn. Quan sát tính vô thường của 6 xúc sẽ nhận ra Niết Bàn. Tỳ khưu ấy đến hỏi vị A La Hán thứ hai với cùng câu hỏi và nhận được câu trả lời “Bạn có chánh kiến, chánh kiến là Niết Bàn, nói cho tôi cái gì cần quan sát để có được chánh kiến Niết Bàn”. Vị thánh tăng ấy đưa ra câu trả lời dựa trên kinh nghiệm của mình, sự khác nhau giữa vị hai vị A La Hán này là số lượng đối tượng của sự quan sát là sáu và năm. Vì vậy, làm cho tỳ khưu kia bất mãn, cả hai đều nói về quan sát tính vô thường, vị tỳ khưu này không nhận lấy điểm chính ở đây là tính vô thường mà chỉ nhận thức về sự khác biệt giữa hai con số sáu và năm.

Sau đó tỳ khưu ấy đi đến vị A La Hán thứ ba và hỏi tương tự. Giống như nói chuyện với một nhà toán học, sau khi đến vị A La Hán thứ ba, tỳ khưu ấy tiếp tục đến vị A La Hán thứ tư đưa ra câu hỏi tương tự, Vị tỳ khưu ấy cho rằng vị A La Hán thứ tư còn tệ hơn vì chỉ nói về vô thường. Vị phàm tăng ấy không hài lòng với tất cả các câu trả lời vì không nắm bắt được điểm chính. Cả bốn vị Thánh tăng đều đang nói về tầm quan trọng của việc nhìn thấy tính vô thường (anicca) chứ không phải là các con số sáu, năm, bốn hay một. Sự không hài lòng đến từ việc chạy theo các con số, điểm chính ở đây là vô thường (anicca). Điểm chính trong thực hành phải là vô thường, khổ, vô ngã và sự thật về khổ (dukkha sacca). Niết Bàn chỉ có một, đừng có nhầm lẫn. Có mười hai liên kết trong pháp Duyên Sinh nhưng ở cuối mỗi liên kết chỉ tồn tại vô thường, hãy nắm giữ điểm này. Sinh khởi và hoại diệt là con đường dẫn đến Niết Bàn.

Bất cứ phương pháp nào mà các thiền sư hướng dẫn đến Niết Bàn thì không thể không nhìn thấy vô thường. Vì vậy đừng buộc tội bất kỳ ai, những lời dạy của họ đều đúng. Có những điểm khác biệt nhưng cần nắm giữ điểm chính là vô thường, giáo pháp không có vô thường sẽ không đến được Niết Bàn. Nhìn thấy tính vô thường thì đó là pháp đúng, hãy bắt đầu từ vô thường, các bậc thầy về Tam Tạng cũng phải bắt đầu từ vô thường.

Cuối cùng vị tỳ khưu ấy đến hỏi Đức Phật, sự khác biệt chỉ là ở cách thực hành, Đức Phật giải thích một cách ví von. Tuỳ thuộc vào các mùa khác nhau mà cây kiṃsuka có dạng khác nhau. Trong mùa hoa nó có màu đỏ, khi ra quả như cây keo. Có năm uẩn, phải quan sát về năm uẩn hay bản chất vô thường của chúng. Đức Phật thì không bao giờ nói sai.

Điều quan trọng là phải nắm bắt yếu tố cốt lõi chứ không phải chạy theo các con số. Quan sát bất cứ pháp nào sinh khởi rồi chúng sẽ dạy cho bạn, chúng sẽ nói cho bạn sự thật ‘tôi không còn ở đây nữa’, ‘tôi không còn ở đây nữa’. Khi chúng thông báo rằng ‘không có ở đó’ bằng cái gật đầu theo sau, khi đó tham ái, ngã mạn, tà kiến hoặc các pháp sinh sôi nảy nở khác không thể đi vào (papanca dhamma).

Vô thường đang gọi bạn, Ehipassiko hãy đến và quan sát tôi. Sanditthiko bạn phải làm theo nó bằng kinh nghiệm trực tiếp. Pháp sinh khởi là Ehipassiko, tâm quan sát là Sanditthiko. Mọi người phải chịu đựng đau khổ vì không nghe theo lời kêu gọi của pháp. Pháp đang gọi bạn và cũng biến mất. Nó giống như ai đó đang bị chết đuối và đồng thời đang tìm kiếm dưới nước.

Ở đây cũng vậy, bạn có các uẩn và chúng là vô thường, bạn phải tự trách mình vì không có con mắt thấy. Người thầy cần chữa mắt cho bạn. Đừng tìm kiếm pháp mà hãy tìm kiếm một người thầy có thể chữa mắt cho bạn. Mọi người đang hỏi về pháp, điều này là khá khó với tôi bởi vì cơ thể cũng là pháp. Năm uẩn được chia làm bốn nhóm trong Satipatthana, sáu căn hay bốn đại đều được bao gồm trong bốn nhóm đó. Đây là pháp được dạy bởi tất cả các Đức Phật.

Tương tự như chia thức ăn cho bốn con bò. Sắc, thọ hay bất cứ tâm nào đang được quan sát, hãy nhận biết tính vô thường. Tất cả đều hội tụ tại vô thường. Do đó đừng có quá nhiều pháp. Mặc dù Đức Phật đã nhập Niết Bàn, nhưng Ngài đã để lại ba chén thuốc, thuốc vô thường, thuốc khổ và thuốc vô ngã. Hãy quan sát tính vô thường nhiều hơn, trưởng thành hơn rồi sau đó vô thường trở thành sự thật của khổ.

Ban đầu bạn nhìn thấy tính vô thường của các hiện tượng, sau đó trí tuệ phát triển sẽ nhàm chán với các hiện tượng. Đến giai đoạn trưởng thành nhất, bạn đưa ra quyết định rằng chúng thật sự là khổ, dukkha sacca. Cuối cùng tất cả đều kết thúc và từ đó không còn sự thay đổi nào nữa. Tâm trí trở nên sắc bén, tại sao tâm trí trở nên sắc bén? Giống như mài dao theo ba giai đoạn: giai đoạn đầu, giai đoạn giữa và giai đoạn cuối. Giai đoạn nào sắc bén hơn? Chỉ cần quan sát, sự đầy đủ ba la mật (parami) không giống như một xô nước đầy tràn mà chỉ cần trí tuệ trở nên sắc bén.

Vì vậy nhiệm vụ của bạn giống như mài dao, hãy nỗ lực rèn giũa tâm trí. Mài giũa lần đầu tiên giết chết phiền não đang hoạt động, giai đoạn giữa giết chết phiền não phát sinh từ tâm, giai đoạn sắc bén nhất nhổ sạch gốc phiền não tiềm ẩn (anusaya). Đây là con dao có thể giết chết cả ba loại phiền não. Quan sát bất cứ cái gì, điều quan trọng là nhìn thấy tính vô thường.

Bài liên quan