HomeMahatheraSayadaw MogokThực hành với tham ái và ngã mạn

Thực hành với tham ái và ngã mạn

Các bạn cần phải thực hành quan sát tham ái (taṇhā) và ngã mạn (māna). Tham ái và ngã mạn tồn tại trong phần lớn các trường hợp, khi ai đó nói rằng họ có thể nhận ra Niết Bàn, ngay lập tức bạn nghĩ rằng “tôi cũng có thể nhận ra được điều đó”, nghĩa là bạn đang cố gắng hướng về Niết Bàn với ngã mạn.

Sau khi dùng các loại thức ăn và đồ uống, các bạn mong muốn tiêu hoá chúng. Nhưng các bạn phải quán tưởng rằng tiêu hoá thức ăn và đồ uống vì lợi ích cho thực hành Pháp, có như vậy bạn mới từ bỏ được tham ái. Như vậy là đang tiêu hoá với mong muốn thực hành giáo pháp linh thiêng, và kiểm soát tham ái bằng trí tuệ. Rất khó để tìm ra một người biết cách tiêu hoá thức ăn, nếu không biết cách tiêu hoá thức ăn thì giống như ăn phải chất độc.

Hôm nay các bạn bố thí để nhận ra Niết Bàn, trong khi ăn đừng có ăn với tham, sân và si. Hãy rải tâm từ (metta) tới những người đã cúng dường bữa trai tăng hôm nay trước rồi hãy dùng các loại thức ăn. Nếu bạn ăn theo cách thông thường và trở về nhà thì sẽ phải trả món nợ cho các uẩn. Hãy tiêu hoá thức ăn bằng tâm từ và bằng quán tưởng vật thực, sẽ giúp bạn không bị nợ nần. Đừng coi đó là lời dạy riêng cho các nhà sư, đây là hướng dẫn dành cho tới tất cả mọi người. Ăn theo cách này bao gồm cả tâm từ và trí tuệ thì bạn sẽ không bị mắc nợ.

Một cách khác là tiêu hoá thức ăn bằng thực hành vipassanā trong khi ăn. Khi thức ăn và lưỡi tiếp xúc với nhau dẫn đến vị giác sinh khởi, thiệt thức (jivhāviññāṇa) sinh khởi bởi hai nguyên nhân, sau khi sinh khởi rồi biến mất. Ăn với vô thường cũng không bị mắc nợ vì không dính mắc với các uẩn.

Do đó bất cứ vật thực nào mà bạn đang ăn, hãy tiêu hoá vật thực đó bởi metta và trí tuệ. Chúng ta đang tiêu hoá vật thực với Bốn Diệu Đế, điều này được nói đến trong kinh Samyutta Nikaya. Chúng ta tiêu hoá những thứ này với mục đích tự do khỏi kiếp sống nô lệ và hướng đến Niết Bàn.

Thiền sinh nên thực hành chăm chỉ với ngã mạn (māna). Khi bạn nhận ra giáo pháp thì sẽ cắt đứt ngã mạn. Cũng giống như sử dụng chất độc làm thuốc, nếu không có tham ái (taṇhā) và ngã mạn (māna) trong thực hành thì nỗ lực sẽ trở nên yếu ớt. Nếu bạn không thực sự mong muốn đến Niết Bàn bạn sẽ không làm điều đó. Với tham ái có được Niết Bàn và Niết Bàn sẽ từ bỏ tham ái.

Thực hành không có tham ái và ngã mạn là thực hành theo cách thông thường và chậm chạp. Thực hành với mong ước dũng mãnh có thể nhận ra Đạo tuệ nhanh chóng. Hôm nay bạn hiểu rõ ràng tại sao quá trình thực hành của bạn diễn ra chậm chạp, bởi vì không có ham muốn của taṇhā trong đó.

Bạn có thể hiểu m theo cách tương tự như vậy. Đừng chỉ coi thực hành là như con đường từ bỏ tham ái và ngã mạn, trí tuệ sâu sắc sẽ tự động bỏ rơi chúng. Thậm chí với sự giúp đỡ của tham ái và ngã mạn mà vẫn chưa nhận ra được Niết Bàn thì chí ít bạn cũng đã nỗ lực để phát triển tuệ minh sát. Vì vậy, ở thời điểm ban đầu của thực hành, thiền sinh nên nỗ lực thực hành với tham ái và ngã mạn.

Sayadaw Mogok

Bài liên quan